Lừa Đảo Đặt Phòng Khách Sạn: Cảnh Báo Chiêu Trò Mới & Cách Tránh Mất Tiền Oan
Chào mọi người, Huy Villa đây!
Chắc ai trong tụi mình đi du lịch cũng từng nghe tới mấy vụ lừa đảo đặt phòng khách sạn, nhất là mỗi lần lễ Tết cận kề, nhu cầu tăng vèo vèo. Có người bị mất cọc, có người đến nơi mới phát hiện villa không tồn tại, có người bị dụ book phòng online siêu rẻ rồi… bay màu luôn chục triệu. Hãy cùng Huy Villa điểm sơ qua các chiêu trò mới nhất hiện nay nhé.
Mục lục [ẩn]
1. Những chiêu lừa đảo đặt phòng khách sạn phổ biến hiện nay
2. Hình thức lừa đảo đặt villa, khách sạn, homestay theo loại hình lưu trú
3. Dấu hiệu cách nhận biết lừa đảo đặt khách sạn
4. Hướng dẫn cách phòng chống lừa đảo đặt phòng qua mạng (cập nhật 2025)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
“Lạc đường về” các địa điểm du lịch Hồ Tràm hôm nay
Lừa Đảo Đặt Phòng Khách Sạn: Cảnh Báo Chiêu Trò Mới & Cách Tránh Mất Tiền Oan
Những chiêu trò lừa đảo đặt phòng khách sạn phổ biến hiện nay (Ảnh: st)
Vì sao lừa đảo đặt phòng bây giờ dễ mắc bẫy hơn?
Sau dịch, mọi người đổ xô đi chơi lại. Ai cũng muốn có chỗ đẹp, giá hời, đặt nhanh, tiện, gọn. Mấy đối tượng chuyên lừa đảo đặt khách sạn nắm được tâm lý đó, nên bày ra đủ chiêu: từ fanpage giả, combo du lịch rẻ bèo, tới đặt cọc giữ chỗ rồi... “biến mất không dấu vết”.
Chính vì ham rẻ – gấp – dễ tin, nên nhiều người dính đòn.
Nay Huy tổng hợp lại hết mấy chiêu trò tinh vi thường gặp, cộng thêm cách phòng chống lừa đảo đặt phòng qua mạng mà Huy đúc kết sau bao năm làm ngành villa – du lịch. Bài dài, nhưng đọc xong sẽ “sáng mắt ra” liền. Let’s go!
1/ Những chiêu lừa đảo đặt phòng khách sạn phổ biến hiện nay
1. Giả fanpage khách sạn, villa, homestay nổi tiếng
Đối tượng giả mạo fanpage Melia Hồ Tràm (Ảnh: st)
Tụi này lấy hình ảnh, tên gọi y chang của nơi lưu trú thật. Sau đó tạo fanpage “copy paste” để quảng cáo chạy khuyến mãi. Ai mà thấy hình đẹp – giá tốt – tương tác ổn ổn là dễ dính bẫy.
Vô inbox là được “chăm sóc” liền: giới thiệu giá rẻ, phòng view đỉnh, rồi yêu cầu cọc trước để giữ chỗ. Cọc xong thì… bặt vô âm tín. Classic!
2. Combo du lịch siêu rẻ
Đối tượng "đào lửa" thường nhận cọc thấp hơn so với thị trường (Ảnh: st)
Combo 3N2Đ ở Đà Lạt hoặc Phú Quốc chỉ tầm 599K – bao gồm vé máy bay + khách sạn. Nghe qua là thấy thơm. Nhưng thực tế? Không có vé, không có phòng, và cũng chẳng ai đón bạn ở sân bay.
Đây là dạng lừa đảo book phòng online kết hợp "chém gió tour" – nhẹ nhàng bay mất tiền.
3. Nhận cọc rồi bốc hơi
Đối tượng lừa đảo nhiều khách khi đặt villa tại Hồ Tràm (Ảnh: st)
Chiêu này đơn giản: kêu bạn chuyển khoản đặt cọc vào số tài khoản cá nhân (thường mượn tên người nhà, hoặc thuê dùng). Không hoá đơn, không xác nhận rõ ràng. Xong là… chặn số.
4. Gài người trong hội nhóm du lịch để seeding
Mấy bạn này chuyên “săn mồi” trong group Facebook, Zalo. Họ giả dạng là người từng ở villa đó, đăng review xịn xò, ảnh thật đẹp (mà thật ra lấy từ Pinterest), rồi để lại “booker uy tín” trong comment.
Bạn thấy tin tưởng, inbox riêng, chốt deal – và mất cọc.
Xem thêm: “Top các villa ở Hồ Tràm đẹp và đáng đặt nhất năm 2025”
2/ Hình thức lừa đảo đặt villa, khách sạn, homestay theo loại hình lưu trú
Hình thức lừa đảo đặt villa, khách sạn, homestay theo loại hình lưu trú
Villa nghỉ dưỡng
Lừa đảo đặt villa bằng ảnh đẹp long lanh, hồ bơi vô cực, decor kiểu Bali. Nhưng thực tế là không có thật, hoặc là villa xập xệ – không như quảng cáo.
Tụi này thường đòi chuyển 50% – 100% cọc, kêu “phòng hot lắm, khách hỏi suốt”.
Homestay sống ảo
Dành cho các bạn trẻ mê không gian chill chill. Chúng dựng ra homestay “deep chill” ở Đà Lạt, Hội An… nhưng không có trên bản đồ, Google Maps. Inbox là mồi chài ngay: “đặt liền mới còn phòng”, “giá ưu đãi chỉ cho bạn”.
Web giả Booking, Agoda
Trang nhìn y chang thật – từ giao diện đến logo. Nhưng tên miền sai nhẹ (ví dụ: ag0da.com, bookíng.com…). Bạn tưởng mình đang đặt trên nền tảng lớn, nhập thông tin thẻ ngân hàng, thế là tiền không cánh mà bay.
3/ Dấu hiệu cách nhận biết lừa đảo đặt khách sạn
Đối tượng lừa đảo có tên và thông tn tài khoản ngân hàng không giống nhau (Ảnh: st)
Giá quá rẻ, giảm 60–80% không lý do chính đáng.
Cọc số tiền quá ít cũng nhận, thường ở Hồ Tràm phải cọc 50%, vì villa có giá trị cao.
Gọi hỏi về các tiện ích trong khu, các địa điểm vui chơi ở Hồ Tràm, “hỏi xoáy đáp xoay” xem nó có tình trạng “trước sau bất nhất” không.
Nhận tiền qua tài khoản cá nhân, không có hợp đồng hay hóa đơn.
Fanpage mới lập, ít tương tác, ảnh đăng đều copy.
Không thấy địa chỉ cụ thể trên Google Maps. Số điện thoại hiện trên Google Maps mới uy tín.
Gọi không được, tin nhắn thì “xem mà không rep” sau khi cọc.
Xem thêm: “Tìm Villa Hồ Tràm cho 20 người ở?”
4/ Hướng dẫn cách phòng chống lừa đảo đặt phòng qua mạng (cập nhật 2025)
Hướng dẫn cách phòng chống lừa đảo đặt phòng qua mạng (cập nhật 2025) (Ảnh: st)
1. Kiểm tra kỹ fanpage, review
Hãy soi fanpage xem thành lập lâu chưa, có tương tác thật không, bình luận có thật không. Tốt nhất là search thêm tên khách sạn/villa/homestay trên Google Maps, TripAdvisor để đọc review từ người từng ở.
2. Yêu cầu quay video thực tế phòng ốc
Đây là cách Huy luôn dùng để kiểm chứng độ tin cậy. Bảo họ quay video phòng: từ cửa bước vào, quay cảnh xung quanh, phòng tắm, view cửa sổ… Có tiếng người nói càng tốt, thậm chí yêu cầu để ngày hôm đó vô video luôn càng chất.
Ảnh thì dễ "chôm", chứ video khó mà giả lắm. Nhất là video phải xuất hiện mặt mũi và giọng nói nữa nhé. Vậy mới biết người thật, việc thật.
3. Yêu cầu chứng minh minh bạch
Nếu bên thuê là công ty du lịch: phải có giấy phép kinh doanh, website, mã số thuế rõ ràng.
Nếu là booker cá nhân/freelancer: hãy xin CCCD, link Zalo/Facebook chính chủ, và xem tài khoản có hoạt động lâu chưa, có review từ khách cũ không.
Tốt nhất là tránh chuyển tiền vào tài khoản không trùng tên người tư vấn.
4. Nhất định phải có xác nhận đặt phòng rõ ràng
Xác nhận bằng miệng hay tin nhắn sơ sài là không đủ. Phải có email, invoice, hoặc mẫu xác nhận booking: ghi rõ họ tên bạn, thời gian lưu trú, giá tiền, điều kiện huỷ/đổi.
5. Gọi điện cho nơi lưu trú xác minh
Nếu vẫn còn lăn tăn, hãy gọi thẳng tới khách sạn/villa để kiểm tra. Số nên lấy từ Google Maps hoặc website chính chủ, tránh gọi theo số trên fanpage lạ.
5/ Nếu chẳng may bị lừa thì làm gì?
Nếu chẳng may bị lừa thì làm gì?
Giữ lại toàn bộ bằng chứng: tin nhắn, hình chuyển khoản, fanpage, số tài khoản.
Trình báo công an gần nhất, hoặc nộp hồ sơ qua Cục An ninh mạng (A05).
Đăng bài cảnh báo trên các group du lịch lớn để mọi người cùng cảnh giác.
Hãychung tay chia sẽ để không còn người bị lừa đảo đặt phòng khách sạn nữa
Câu chuyện lừa đảo đặt phòng khách sạn không còn xa lạ, nhưng vẫn có người bị mỗi ngày. Huy chỉ mong sau bài này, bạn nào đang có kế hoạch đi chơi sẽ tỉnh táo hơn – đừng vì ham rẻ mà mất tiền oan.
Đặt phòng qua các kênh uy tín, kiểm tra kỹ từng bước, và đừng ngại hỏi – đừng ngại nghi ngờ.
Ai từng bị lừa hay có cách tránh hay, comment phía dưới chia sẻ với mọi người nhé. Còn nếu cần Huy hỗ trợ kiểm tra nơi lưu trú có uy tín hay không, cứ inbox fanpage HuyVilla.vn – Huy giúp miễn phí luôn!
Xem thêm: “Tất tần tật về khu Resort Sanctuary Hồ Tràm”
Xem thêm